Công văn số 4062/TCT-CS hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 và mưa lũ sau bão:
1. Gia hạn nộp thuế:
- Tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định các trường hợp bất khả kháng. - Tại Điều 62 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về gia hạn nộp thuế như sau.
- Tại Điều 64,65 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về hồ sơ gia hạn nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ hợp pháp, đầy đủ, đúng mẫu quy định thì thông báo bằng văn bản về việc gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nh phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục hồ sơ miễn tiền chậm nộp.
2. Về miễn tiền chậm nộp:
Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
Tại Điều 23 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục hồ sơ miễn tiền chậm nộp.
3. Miễn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
Tại khoản 1 Điều 140 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về miễn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với:
“1. Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.”
4. Khấu trừ Thuế GTGT:
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.”
5. Hồ sơ tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
(1) Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC)
(2) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
6. Thuế TNDN:
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường (điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật thuế TNDN). Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
(1) Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
(2) Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);
(3) Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
7. Chi phúc lợi khắc phục thiên tai:
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau (điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC). Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Chi tiết công văn tại đây.
Nguồn: https://gdt.gov.vn/